chi tiết bài viết - new - Sở Tài chính

Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2024

16:31, Thứ Ba, 16-7-2024

Sáng ngày 15/7/2024, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tài chính để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Hồ Đức Phớc - Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị sơ kết

Tham dự tại điểm cầu Quảng Trị có đồng chí Lê Thị Thanh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính; Lãnh đạo Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Giám đốc Kho Bạc nhà nước tỉnh và lãnh đạo phòng chuyên môn các đơn vị trong ngành Tài chính địa phương.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị

Trong 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) được triển khai trong bối cảnh các cân đối lớn vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức tích cực, lạm phát cơ bản được kiểm soát; thu NSNN, bội chi, nợ công được kiểm soát; thị trường tài chính, chứng khoán phát triển; thị trường tiền tệ, tỷ giá được điều hành linh hoạt; kim ngch xut nhập khu hàng hóa tăng 15,7% so vi cùng k, xut siêu 11,63 t USD; thu hút vn đầu tư trc tiếp nước ngoài tăng, quc phòng, an ninh được cng c; các chính sách an sinh xã hi, phúc li xã hi, bo v sc khe người dân được quan tâm thc hin tt.

Tuy nhiên, tình hình thế giới tiếp tục bất ổn, phát sinh nhiều khó khăn, thách thức lớn; Ở trong nước, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm; sn xut kinh doanh ca mt s ngành, lĩnh vc vẫn còn khó khăn[1]; áp lực lạm phát lớn[2] do biến động tăng ca t giá, điu chnh giá đin, tin lương,...

Trong bối cảnh nêu trên, thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bám sát chủ đề điều hành năm 2024 của Chính phủ Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững và tình hình thực tiễn trong 6 tháng đầu năm, ngành Tài chính đã chủ động tham mưu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền điều hành chính sách tài khóa chủ động, tích cực và trọng tâm, trọng điểm; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống người dân.

Trong 06 tháng đầu năm 2024, thu NSNN đạt 1.038,1 nghìn tỷ đồng, bằng 61% dự toán[3], tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023; Chi NSNN ước đạt 803,6 nghìn tỷ đồng, bằng 37,9% dự toán, bằng xấp xỉ mức thực hiện năm 2023; Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo.

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, chủ động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiến nghị Thường trực Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương quyết tâm, chủ động, linh hoạt, thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024 tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ. Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Một là, tập trung thực hiện các giải pháp chính sách tài khóa, kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 đã đề ra.

Hai là, quyết liệt thực hiện công tác thu NSNN, trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN, tăng cường quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế.

Ba là, tổ chức điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.

Bốn là, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, giữ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.

Năm là, tiếp tục hoàn thin khung pháp lý, cơ chế kim tra, đảm bo s vn hành n định, an toàn ca th trường tài chính, th trường chng khoán, trái phiếu doanh nghip.

Sáu là, tp trung tái cơ cu, nâng cao hiu qu hot động ca doanh nghip nhà nước.

Bảy là, các Bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả thị trường.

Tám là, tích cực, chủ động hội nhập tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Chín là, nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính trong lĩnh vực tài chính công.

Mười là, chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2025, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2025-2027.

Nguyễn Thị Thanh Huệ

 

[1] Trong 06 tháng đầu năm có 110,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước;

[2] Chỉ số CPI bình quân 6 tháng tăng 4,08% (lạm phát cơ bản tăng 2,75%);

[3] Thu NSNN 6 tháng đầu năm 2023 đạt 54,4% dự toán, giảm 7,1% so cùng kỳ.

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online 32

  • Hôm nay 616

  • Tổng cộng 823.946

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI CHÍNH QUẢNG TRỊ

Địa chỉ: 250 Hùng Vương – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Email: sotc@quangtri.gov.vn
Điện thoại: 0233.3852.130
Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Lê Thị Thanh - Giám đốc Sở Tài Chính Quảng Trị
Đường dây nóng thông báo các sự cố ATTT: 0233.3852.130
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ