Chi tiết tin - Sở Tài chính
- Tổng quan
- Tin tức & sự kiện
- Bộ thủ tục HC
- Quy chế Dân chủ cơ sở
- Công khai ngân sách
- ISO 9001:2015
- Văn bản pháp quy
- Thanh tra
- Thông tin về giá và công sản
- Văn bản STC
- Chuyển đổi số
- Bảo vệ BMNN
- Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển
- Cải cách hành chính
- Hỏi đáp về STC
- Hoạt động Đảng - Đoàn thể
- Giao lưu - giải trí
Đang truy cập: 20
Hôm nay: 11093
Tổng lượt truy cập: 606.807
Chuyển đổi số ngành Tài chính: Quan trọng, cấp bách nhưng vẫn còn vướng mắc
- Ngày đăng: 12-10-2024
- 11 lượt xem
Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính được xem là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng. Tuy nhiên, chuyển đổi số lĩnh vực lại đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong kinh phí triển khai ứng dụng CNTT cũng như rủi ro từ tấn công mạng.
Ngày 20/9/2024, Cục Tin học và Thống kê Tài chính cùng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2024 (Vietnam Digital Finance - VDF-2024) với chủ đề “Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành Tài chính trong kỷ nguyên số”.
CĐS trong lĩnh vực tài chính sẽ tập trung vào thể chế, công nghệ và con người
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết CĐS đã xuất hiện ở mọi mặt trong đời sống, kinh tế, xã hội, do vậy CĐS hiện nay là yêu cầu bắt buộc để đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới.
“Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, CĐS trong lĩnh vực tài chính ngân sách là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, trong đó, tập trung vào 3 vấn đề chính là thể chế, công nghệ và con người”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói. “Trong đó thể chế đi trước, công nghệ, con người là nền tảng tạo tiền đề để phát triển”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng: CĐS trong ngành tài chính tập trung vào 3 vấn đề chính là thể chế, công nghệ và con người
Đối với công nghệ, Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết CĐS trong lĩnh vực tài chính sẽ tập trung nâng cao năng lực hạ tầng số, hoàn thiện dữ liệu số, đẩy mạnh phát triển các ứng dụng, dịch vụ số, an toàn, an ninh mạng; tăng cường triển khai, thử nghiệm các công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn (big data),.. nhằm phục vụ các hoạt động chuyên ngành cốt lõi và các hoạt động phục vụ người dân, DN, nâng cao năng lực dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh các ứng dụng có tương tác với người dân, DN...
Theo TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia phát triển, giúp họ bắt kịp với xu hướng toàn cầu. Công nghệ số và quá trình CĐS đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, đặc biệt là tại Mỹ, châu Âu và một số khu vực của châu Á. Nhờ vào cuộc cách mạng này, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã có sự chuyển dịch, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước tiệm cận với các nước phát triển.
Theo ông Nguyễn Như Quỳnh, thị trường CĐS của thế giới dự kiến đạt 3.289,4 tỷ USD vào năm 2030, với mức tăng trung bình 23,9%/năm trong giai đoạn 2024 - 2030.
Vướng mắc trong triển khai ứng dụng CNTT và những rủi ro từ tấn công mạng
Ông Đoàn Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Bộ Tài chính cho biết Bộ Tài chính đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu về thanh toán không dùng tiền mặt, giảm giao dịch trực tiếp và không sử dụng chứng từ giấy. Cụ thể, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đã giảm mạnh, với số thu ngân sách nhà nước (NSNN) bằng tiền mặt chỉ còn chiếm khoảng 0,069% so với tổng thu NSNN.
Bộ Tài chính đã điện tử hóa 100% công tác thu NSNN thông qua việc phối hợp với các ngân hàng thương mại, tận dụng mạng lưới của các ngân hàng để cung cấp dịch vụ thu nộp NSNN qua kênh điện tử 24/7. Đồng thời, việc điện tử hóa các hệ thống thông tin đã giúp Kho bạc Nhà nước thực hiện hầu hết các giao dịch mà không cần chứng từ giấy, tất cả đều được thực hiện trực tiếp trên các hệ thống thông tin.
Trong lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN tiếp cận và thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc thu và hoàn thuế trong môi trường số. Hiện nay, Bộ Tài chính đang kết nối, tích hợp và đồng bộ dữ liệu của 100% các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia với Cổng dịch vụ công quốc gia, giúp người dân và DN thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu một cách thuận tiện hơn.
Toàn cảnh Phiên toàn thể “Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành Tài chính trong kỷ nguyên số"
Bên cạnh đó, Bộ cũng đang phối hợp với Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (C06) để chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư với hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan, phục vụ cho việc xác thực thông tin công dân. Điều này giúp người dân không cần xuất trình sổ hộ khẩu hay các giấy tờ liên quan đến thường trú, tạm trú khi thực hiện các thủ tục và dịch vụ trong lĩnh vực hải quan.
Chia sẻ về kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tiếp theo, ông Đoàn Thanh Tùng cho biết Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để tháo gỡ các khó khăn về kinh phí triển khai Đề án 06 tại các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời sẽ đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, ông Đoàn Thanh Tùng cũng đã nêu ra một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến kinh phí triển khai Đề án 06 và ứng dụng CNTT năm 2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, Do Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2024 đã chấm dứt cơ chế tài chính đặc thù đối với phần kinh phí thường xuyên từ ngày 01/7/2024, việc triển khai ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đang gặp phải khó khăn lớn. Cụ thể, đến nay, kinh phí cho triển khai ứng dụng CNTT của các đơn vị trong ngành Tài chính chưa được giao, nên chưa có cơ sở để triển khai.
Song song với quá trình CĐS, ngành Tài chính đang phải đối mặt với những mối đe dọa an ninh mạng ngày càng nghiêm trọng. Theo bà Nguyễn Thị Hòa, Giám đốc Chiến lược, Công ty An ninh mạng Viettel, hiện nay các cuộc tấn công mạng tinh vi nhằm đánh cắp thông tin nhạy cảm, gian lận tài chính và các hoạt động tấn công có chủ đích khác đang có xu hướng gia tăng. Các vụ gian lận tài chính trong năm 2023 đã tăng 30% so với năm 2022.
“Lĩnh vực tài chính đang trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng trong năm 2024”, bà Nguyễn Thị Hòa cho biết. Trong 3 tháng đầu năm 2024 đã có gần 2.300 cuộc tấn công mạng, với gần 30 vụ ransomware nhắm vào các tập đoàn lớn, ngân hàng và tổ chức tài chính. Tỷ lệ tăng đột biến của các chiến dịch ransomware đầu năm 2024 so với cùng kỳ 2023 lên tới 70%. Những cuộc tấn công này không chỉ gây ra thiệt hại về tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của các DN.
Tại hội thảo, các chuyêng gia đã tập trung trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm hướng đến nền tài chính số hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt, đặc biệt là có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn.
Nguồn: Tạp chí Thông tin & Truyền thông
- Xác định các mũi đột phá để tạo động lực cho chuyển đổi số (05/10/2024)
- Tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch triển khai thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (05/11/2024)
- Quyết định về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới; thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị (04/09/2024)
- Hội thảo kết nối, chia sẻ và đảm bảo về an toàn an ninh thông tin thúc đẩy chuyển đổi số ngành Tài chính năm 2024 (27/08/2024)
- Tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (20/08/2024)
- Phổ biến Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Võ văn Hưng, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (14/08/2024)
- Quy định tiêu chí đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2024-2025 (04/08/2024)
- Triển khai Kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế năm 2023, duy trì và nâng cao các Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số Hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2024 tỉnh Quảng Trị (02/07/2024)
- Phổ biến Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh và Ban Chỉ đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại cuộc họp ngày 29 tháng 5 năm 2024 (27/06/2024)
- Tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng tài khoản VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính (26/06/2024)