Chi tiết tin - Sở Tài chính
- Tổng quan
- Tin tức & sự kiện
- Bộ thủ tục HC
- Quy chế Dân chủ cơ sở
- Công khai ngân sách
- ISO 9001:2015
- Văn bản pháp quy
- Thanh tra
- Thông tin về giá và công sản
- Văn bản Sở Tài chính
- Chuyển đổi số
- Bảo vệ BMNN
- Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển
- Cải cách hành chính
- Hỏi đáp về STC
- Hoạt động Đảng - Đoàn thể
- Giao lưu - giải trí
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 444
Tổng lượt truy cập: 621.959
Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của ngành Tài chính
- Ngày đăng: 23-03-2022
- 234 lượt xem
Sáng ngày 07/7/2020, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của ngành Tài chính. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tại điểm cầu Quảng Trị, được sự ủy quyền của UBND tỉnh, bà Lê Thị Thanh, Bí thư Đảng bộ, Phó Giám đốc Sở Tài chính chủ trì cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Sở Tài chính, Cục thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước tỉnh và lãnh đạo các phòng chuyên môn của các đơn vị ngành Tài chính địa phương.
Điểm cầu tỉnh Quảng Trị
Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm 2020 được triển khai trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước biến động lớn do tác động của đại dịch Covid-19.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành Tài chính đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động đề xuất các giải pháp chính sách tài khoá, góp phần tích cực vào kết quả thực hiện “nhiệm vụ kép” - vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân và chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau dịch.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN ước đạt 668,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu NSTW ước đạt 41,8% dự toán (cùng kỳ năm 2019 đạt 51,7%); thu NSĐP đạt 47,4% dự toán (cùng kỳ năm 2019 đạt 54,6%), chỉ có 34/63 địa phương thu nội địa đạt trên 50% dự toán, 24/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019, tương ứng là 52/63 và 55/63 địa phương). Tổng chi NSNN đến hết tháng 6 ước đạt 729,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 33,1% dự toán, chi trả nợ lãi đạt 50,3% dự toán, chi thường xuyên đạt 48,2% dự toán.
Theo tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đến nay NSNN đã chi khoảng 15,3 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó: chi cho công tác phòng chống dịch là 4,1 nghìn tỷ đồng (riêng NSTW chi khoảng 3,1 nghìn tỷ đồng cho các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an và hỗ trợ cho địa phương); chi hỗ trợ cho hơn 11 triệu đối tượng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ khoảng 11,3 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, NSTW đã chi 1.664 tỷ đồng dự phòng năm 2020 để hỗ trợ các địa phương phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau thiên tai (hạn hán, xâm nhập mặn...). Ngoài ra, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất cấp 13,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp giáp hạt đầu năm 2020.
Riêng giải ngân vốn đầu tư, nhờ chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự cố gắng của các bộ, ngành và địa phương, tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm 2020 đạt 33,1% dự toán (trong đó: NSTW đạt 28,6%; NSĐP đạt 30,7%), khá hơn so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 28,6%), trong đó tỷ lệ giải ngân vốn trong nước đạt 32,82%, vốn ngoài nước đạt 10,24% dự toán. So với tổng vốn đầu tư công được phép giải ngân trong năm 2020, bao gồm dự toán chi năm 2020 và dự toán các năm trước chuyển sang, thì tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2020 mới đạt 28,94%.
Mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,81%, kim ngạch cả xuất và nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ, thì khả năng đạt được các mục tiêu tăng trưởng theo các kịch bản Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là hết sức khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến cân đối thu-chi NSNN.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ Tài chính đưa ra 10 nhóm giải pháp cụ thể sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.
2. Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2020; quyết tâm thu đạt mức cao nhất dự toán Quốc hội quyết định.
3. Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
4. Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương.
5. Tăng cường công tác quản lý giá, thị trường; tiếp tục phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính.
6. Đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
7. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công.
8. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu, chi NSNN, đầu tư XDCB, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản,...; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.
9. Chủ động hợp tác, hội nhập tài chính quốc tế.
10. Chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2021, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2021-2023./.
- Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị Hội nghị cán bộ, công chức năm 2020 và tổng kết năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 (23/03/2022)
- Hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2019, kế hoạch triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2020 của ngành Tài chính (23/03/2022)