Chi tiết tin - Sở Tài chính

 
 

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 432

Tổng lượt truy cập: 467.223

Bài tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.

 

Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia tổ chức "Ngày Pháp luật" hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội hằng năm để kỷ niệm ngày ký, ngày ban hành Hiến pháp của nước mình.

Ở nước ta, theo quy định tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì: “Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 75 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta

Chính vì vậy, mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.

Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền - lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân:

Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật./.

Thông tư số 25/2024/TT-BTC ngày 23/4/2024 của Bộ Tài chính về Bãi bỏ Thông tư số...

  • Cập nhật: 23-04-2024

Thông tư số 24/2024/TT-BTC ngày 17/4/2024 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế...

  • Cập nhật: 17-04-2024

Thông tư số 17/2024/TT-BTC ngày 14/3/2024 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kiểm soát, thanh...

  • Cập nhật: 14-03-2024

Thông tư số 16/2024/TT-BTC ngày 11/3/2024 về Bãi bỏ các Quyết định của Bộ trưởng...

  • Cập nhật: 11-03-2024

Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều...

  • Cập nhật: 06-03-2024

Thông tư số 14/2024/TT-BTC ngày 01/3/2024 của Bộ Tài chính về bãi bỏ Thông tư số...

  • Cập nhật: 01-03-2024

Quyết định số 03/2024/QĐ-UBND ngày 07/02/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị bãi bỏ Quyết...

  • Cập nhật: 07-02-2024

Quyết định số 40/2023/QĐ-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về Quy định...

  • Cập nhật: 31-12-2023

Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh Quảng Trị về Kế hoạch phát...

  • Cập nhật: 07-12-2023

Quyết định số 27/2023/QĐ-UBND ngày 20/11/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy...

  • Cập nhật: 20-11-2023

Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND ngày 03/8/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban...

  • Cập nhật: 03-08-2023

Nghị quyết số 49/2023/NQ-HĐND ngày 19/7/2023 của HĐND tỉnh Quy định mức thu, miễn,...

  • Cập nhật: 19-07-2023

Thông báo số 4755/TB-STC ngày 12/12/2022 của Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị về việc...

  • Cập nhật: 12-12-2022

Công văn số 4346/STC-QLG&CS về việc triển khai thực hiện Công văn số 11537/BTC-QLCS...

  • Cập nhật: 17-11-2022

Tham gia góp ý dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức...

  • Cập nhật: 02-11-2022

Công văn số 3131/STC-TCHCSN của Sở Tài chính Quảng Trị ngày 30/8/2022 về việc tham...

  • Cập nhật: 31-08-2022

Công văn số 2984/STC-QLNS ngày 19/8/2022 của Sở Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng...

  • Cập nhật: 25-08-2022

Hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2023 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023...

  • Cập nhật: 25-08-2022

 

SỞ TÀI CHÍNH QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 250 Hùng Vương – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.3852.130 - Website: sotc.quangtri.gov.vn - Email: sotc@quangtri.gov.vn