Chi tiết tin - Sở Tài chính

 
 

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 358

Tổng lượt truy cập: 480.920

Ngày 05/10/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 61/2022/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (bao gồm cả kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, cưỡng chế kiểm đếm) theo quy định của pháp luật về đất đai; không bao gồm các khoản kinh phí được điều chỉnh tại các pháp luật khác có liên quan, không thuộc kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Đối tượng áp dụng gồm tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật và các đối tượng khác có liên quan tới việc lập, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tư gồm 9 Điều trong đó phần Chương II quy định cụ thể các nội dung liên quan về mức trích kinh phí thực hiện, nội dung chi, mức chi và hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

I. Mức trích kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:

Trường hợp 1: Các dự án, tiểu dự án trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn dự án tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến.

Mức trích kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) khi thu hồi đất sẽ được căn cứ dựa trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp 2: Các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp 1 và không phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm.

Mức trích kinh phí không quá 2% tổng kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án;

Trường hợp 3: Các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp 1 mà phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm.

Mức trích kinh phí không quá 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án, tiểu dự án cộng với kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(Đây là điểm mới so với Thông tư số 74/2015/TT-BTC).

Trường hợp 4: Đối với dự án, tiểu dự án phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc thực hiên cưỡng chế thu hồi đấtcăn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi xác định mức trích kinh phí, tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường lập dự toán theo hướng dẫn tại Điều 6 và 7 của Thông tư trên cơ sở quy định về các nội dung chi và mức chi tại Điều 4 và 5. Đối với các mức chi không thuộc phạm vi quy định, UBND tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương báo cáo HĐND tỉnh quy định cụ thể.

II. Hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:

1. Lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toánkinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm:

- Đối với dự án, tiểu dự án trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn dự án tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ khối lượng công việc dự kiến phát sinh và quy định về nội dung chi và mức chi nói trên lập dự toán gửi Sở Tài chính (đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư); gửi Phòng Tài chính Kế hoạch để thẩm định (đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bao gồm cả dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền phê duyệt phương án) để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

- Đối với các dự án, tiểu dự án còn lại, việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toánkinh phí thực hiện tùy thuộc theo tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường. Cụ thể:

1.1 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

- Việc lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm thực hiện theo quy định nêu trên.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo đúng dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Trường hợp dự án, tiểu dự án (không bao gồm dự án, tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công) có yêu cầu cấp bách phải thực hiện ngay các công việc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà dự toán chưa được phê duyệt thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được ứng kinh phí từ Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án theo quy định của pháp luật để thực hiện.

- Việc sử dụng, hạch toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm của dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Hằng năm, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế kiểm đếm và xử lý chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được duyệt so với số kinh phí đã nhận theo dự toán được duyệt của các dự án, tiểu dự án đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm tài chính. Cụ thể:

- Quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm thực hiện như sau:

+ Trường hợp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được giao thực hiện đồng thời nhiều dự án, tiểu dự án mà có các chi phí chung (không theo dõi riêng cho từng dự án, tiểu dự án) thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tập hợp toàn bộ chi phí chung trong năm tài chính để phân bổ cho từng dự án, tiểu dự án.

+ Đối với các dự án, tiểu dự án đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm tài chính, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm chi phí trực tiếp và chi phí chung (nếu có) gửi cơ quan tài chính để phê duyệt quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Đối với các dự án, tiểu dự án chưa hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm tài chính thì ghi nhận chi phí trực tiếp và chi phí chung (nếu có) của dự án, tiểu dự án đó để phục vụ cho việc quyết toán toàn bộ kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án khi hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Phần chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt so với số kinh phí đã nhận theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được nộp ngân sách trung ương đối với dự án, tiểu dự án thuộc trung ương quản lý, nộp ngân sách địa phương đối với dự án, tiểu dự án còn lại (trừ dự án, tiểu dự án thuộc trung ương quản lý).

1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

- Lập dự toán căn cứ mức trích kinh phí theo quy định để xác định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư gửi về cơ quan tài chính thẩm định, trình UBND cùng cấp phê duyệt (tùy theo dự án do cấp nào phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì trình cơ quan tài chính cùng cấp). Trường hợp phải thực hiện kiểm đếm thì căn cứ nội dung chi, mức chi, khối lượng công việc kiểm đếm để tổng hợp cùng với dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi gửi về cơ quan tài chính để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt theo quy định.

- Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệtđược tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Các quy định về việc sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và cưỡng chế kiểm điểm thực hiện tương tự với quy định đối với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

2. Lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nội dung chi mức chi quy định lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gửi cơ quan tài chính để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

- Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như sau:

a) Đối với các dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như quy định đối với kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm.

b) Đối với các dự án, tiểu dự án đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là nguồn thu củađơn vị; được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

III. Quy định chuyển tiếp:

Đối với các dự án, tiểu dự án được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trước khi Thông tư có hiệu lực thi hành:

- Trường hợp chưa thực hiện thanh toán hoặc chưa hoàn thành việc thanh toán kinh phí thì lập, thẩm định, phê duyệt lại dự toán kinh phí, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định của Thông tư.

- Trường hợp đã được phê duyệt dự toán và đã hoàn thành việc thanh toán nhưng chưa trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, dự toán kinh phí đã được duyệt được xác định là giá trị quyết toán kinh phí đối với Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án. Trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt, việc quyết toán kinh phí và xử lý chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được duyệt và số kinh phí đã nhận theo dự toán được duyệt thực hiện theo quy định của Thông tư 61/2022/TT-BTC.

-Trường hợp đã được phê duyệt dự toán và đã hoàn thành việc thanh toán nhưng chưa trình cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được phê duyệt quyết toán thì thực hiện việc quyết toán và xử lý chênh lệch giữa số giữa số chi thực tế theo quyết toán được duyệt và số kinh phí đã nhận theo dự toán được duyệt thực hiện theo quy định tại thời điểm trình.

- Trường hợp đã được phê duyệt quyết toán kinh phí nhưng chưa xử lý chênh lệch giữa số giữa số chi thực tế theo quyết toán được duyệt và số kinh phí đã nhận theo dự toán được duyệt thì việc xử lý chênh lệch thực hiện theo quy định tại thời điểm trình.

- Trường hợp chưa được phê duyệt dự toán kinh phí nhưng đã ứng, tạm ứng kinh phí thì việc hoàn trả vốn ứng, thanh toán vốn tạm ứng và hoàn trả cho chủ đầu tư dự án, tiểu dự án thực hiện theo quy định của Thông tư 61/2022/TT-BTC.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/11/2022 và thay thế cho Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính.

Tải nội dung Thông tư số 61/2022/TT-BTC “tại đây”.

                                                                                                    Ban biên tập./.

Thông tư số 25/2024/TT-BTC ngày 23/4/2024 của Bộ Tài chính về Bãi bỏ Thông tư số...

  • Cập nhật: 23-04-2024

Thông tư số 24/2024/TT-BTC ngày 17/4/2024 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế...

  • Cập nhật: 17-04-2024

Thông tư số 17/2024/TT-BTC ngày 14/3/2024 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kiểm soát, thanh...

  • Cập nhật: 14-03-2024

Thông tư số 16/2024/TT-BTC ngày 11/3/2024 về Bãi bỏ các Quyết định của Bộ trưởng...

  • Cập nhật: 11-03-2024

Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều...

  • Cập nhật: 06-03-2024

Thông tư số 14/2024/TT-BTC ngày 01/3/2024 của Bộ Tài chính về bãi bỏ Thông tư số...

  • Cập nhật: 01-03-2024

Quyết định số 03/2024/QĐ-UBND ngày 07/02/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị bãi bỏ Quyết...

  • Cập nhật: 07-02-2024

Quyết định số 40/2023/QĐ-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về Quy định...

  • Cập nhật: 31-12-2023

Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh Quảng Trị về Kế hoạch phát...

  • Cập nhật: 07-12-2023

Quyết định số 27/2023/QĐ-UBND ngày 20/11/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy...

  • Cập nhật: 20-11-2023

Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND ngày 03/8/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban...

  • Cập nhật: 03-08-2023

Nghị quyết số 49/2023/NQ-HĐND ngày 19/7/2023 của HĐND tỉnh Quy định mức thu, miễn,...

  • Cập nhật: 19-07-2023

Thông báo số 4755/TB-STC ngày 12/12/2022 của Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị về việc...

  • Cập nhật: 12-12-2022

Công văn số 4346/STC-QLG&CS về việc triển khai thực hiện Công văn số 11537/BTC-QLCS...

  • Cập nhật: 17-11-2022

Tham gia góp ý dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức...

  • Cập nhật: 02-11-2022

Công văn số 3131/STC-TCHCSN của Sở Tài chính Quảng Trị ngày 30/8/2022 về việc tham...

  • Cập nhật: 31-08-2022

Công văn số 2984/STC-QLNS ngày 19/8/2022 của Sở Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng...

  • Cập nhật: 25-08-2022

Hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2023 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023...

  • Cập nhật: 25-08-2022

 

SỞ TÀI CHÍNH QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 250 Hùng Vương – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.3852.130 - Website: sotc.quangtri.gov.vn - Email: sotc@quangtri.gov.vn