Chi tiết tin - Sở Tài chính
- Tổng quan
- Tin tức & sự kiện
- Bộ thủ tục HC
- Quy chế Dân chủ cơ sở
- Công khai ngân sách
- ISO 9001:2015
- Văn bản pháp quy
- Thanh tra
- Thông tin về giá và công sản
- Văn bản STC
- Chuyển đổi số
- Bảo vệ BMNN
- Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển
- Cải cách hành chính
- Hỏi đáp về STC
- Hoạt động Đảng - Đoàn thể
- Giao lưu - giải trí
Đang truy cập: 70
Hôm nay: 21190
Tổng lượt truy cập: 716.565
Triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”
- Ngày đăng: 08-02-2023
- 234 lượt xem
Ngày 12/01/2023, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương có Công văn số 110/HĐPH về việc triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
Quyết định số 977/QĐ-TTg gồm các nội dung chính:
1. Quán triệt, triển khai kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
3. Xác định tiếp cận pháp luật không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm chủ động của mỗi người dân để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật.
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thành việc rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn;
b) Nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được nâng cao;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật;
d) Nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hỗ trợ người dân tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật;
đ) Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp được nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân.
III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
a) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin để đổi mới nội dung, phương thức thực hiện theo hướng Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân chủ động tiếp cận thông tin pháp luật.
b) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp để tạo cơ sở huy động nguồn lực xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức và thành viên.
c) Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nước ngoài phục vụ hoàn thiện chính sách, thể chế và các mô hình nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
a) Quán triệt, thông tin, truyền thông thường xuyên, liên tục bằng các hình thức phù hợp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân.
b) Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
c) Cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng...
d) Củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
đ) Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Kiện toàn đội ngũ nhân lực có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý; xây dựng, triển khai các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng.
- Nâng cao năng lực, hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức đại diện của đối tượng đặc thù thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên, thành viên của tổ chức mình.
- Nghiên cứu, triển khai các giải pháp mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật, hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng.
e) Tổ chức bình chọn, tôn vinh, khen thưởng công dân gương mẫu, người tốt, việc tốt trong xây dựng, bảo vệ, thực hiện pháp luật; thu hút, biểu dương các sáng kiến hữu ích trong hỗ trợ tiếp cận pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
a) Nâng cao nhận thức, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan có trách nhiệm thi hành pháp luật, tăng cường hoạt động tự giám sát, tự kiểm tra quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Rà soát, bảo đảm điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ người dân các thông tin pháp luật, thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, nhất là trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch các nội dung trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; trao đổi, đối thoại; thực hiện dân chủ ở cơ sở; đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật ở các địa phương.
b) Củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức trong bảo đảm, hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật, đặc biệt trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, trọng tâm là xây dựng, triển khai chương trình bồi dưỡng, tập huấn theo định kỳ và tổ chức hội thảo, tọa đàm, cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật người dân tộc thiểu số, người có uy tín tại cộng đồng.
c) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin theo yêu cầu; xây dựng, ban hành Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ trì ban hành.
d) Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về trợ giúp pháp lý cho người dân.
đ) Xây dựng cơ chế thu hút luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật, người có uy tín tham gia hòa giải ở cơ sở; xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở.
e) Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua, khen thưởng trong việc thi hành pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức trong các hoạt động liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân.
a) Mở rộng mạng lưới các cơ quan, tổ chức hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật... và tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước trong hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
b) Tăng cường giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức trong bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.
c) Tăng cường vận động người dân và thành viên của tổ chức mình tự giác, chủ động tìm hiểu, chấp hành pháp luật; tư vấn pháp luật miễn phí, hỗ trợ người dân giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp luật; xây dựng, triển khai các sáng kiến, mô hình hiệu quả trong hỗ trợ tiếp cận pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
d) Củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
a) Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị phục vụ các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các chương trình, đề án được giao.
b) Bố trí kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, tổ chức đại diện của đối tượng đặc thù để phát huy vai trò của các tổ chức này trong hỗ trợ, nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
c) Phát huy trách nhiệm xã hội, sự chủ động của các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp để triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.
d) Huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
đ) Bố trí nguồn lực, đầu tư cho các chương trình, đề án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm việc cung cấp thông tin pháp luật cho người dân được đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng, thuận lợi.
Theo đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 18/11/2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh có Công văn số 184/HĐPHPBGDPL gửi các Sở, Ban ngành; các tổ chức, đơn vị…trên địa bàn tỉnh về việc triển khai thực hiện.
Tải các Văn bản (Công văn số 184/HĐPHPBGDPL; Công văn số 110/HĐPH; Kế hoạch số 204/KH-UBND và Quyết định số 977/QĐ-TTg): “Tại đây”!
- Tuyên truyền Luật Thi hành án dân sự; Luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành (02/02/2023)
- Hưởng ứng ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2023 – 02/02 (09/02/2023)
- Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch (09/02/2023)
- Triển khai thực hiện chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (09/02/2023)
- Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao (09/02/2023)
- Công văn số 44/UBND-KGVX ngày 05/01/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao (24/02/2023)
- Tuyên truyền Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp (09/02/2023)
- Hội nghị về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 11 tháng đầu năm 2022 và các giải pháp thúc đẩy giải ngân những tháng cuối năm 2022 (12/12/2022)
- Phổ biến Thông tư số 61/2022/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (08/02/2023)
- Công bố Quyết định thanh tra tại Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường (09/11/2022)